Nguyễn
Bá Cẩn
Đọc
“Tiền Tam Giang Hậu Thất Lĩnh”
Của
cựu dân biểu Dương Thanh Tồn
Tôi rất hân hạnh được
đồng viện cựu Dân biểu Dương Thanh
Tồn gởi cho tôi bản thảo tác phẩm của ông
nhan đề “Tiền Tam Giang Hậu Thất Lĩnh”,
với lời yêu cầu sau khi đọc nếu có chút
hứng thú xin tôi ghi đôi ḍng cảm tưởng. Ông
Dương Thanh Tồn sinh quán tỉnh An
Giang, một trong những tỉnh trù phú miền Hậu
Giang Nam
phần. Lớn lên, ông theo đạo
Phật Giáo Ḥa Hảo. Ông là dân biểu
trẻ tuổi nhất trong số các đồng viện
cùng thuộc khuynh hướng Phật Giáo Ḥa Hảo
với ông. Sau khi cộng sản cưỡng chiếm
miền Nam, ông đi tù cộng sản và sau đó
vượt biên bằng đường biển, ông qua
tị nạn cộng sản tại Hoa kỳ và hiện
cư ngụ với gia đ́nh tại Houston, Texas. Ông hoàn thành
tác phẩm đầu tay của ông “Tiền Tam Giang Hậu
Thất Lĩnh” (TTGHTL) để nói lên t́nh yêu mến quê
hương của ông, một quê hương với
những nét đặc thù về địa lư thiên nhiên,
cũng như về đời sống tâm linh của
người dân trong vùng, trong đó có gia đ́nh ông. Ông dành
hầu hết quyển sách để nói về Phật Giáo
Ḥa Hảo, một tôn giáo đă được Đức
Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng ngay tại tỉnh nhà
của ông, và vai tṛ của tôn giáo này trong đời sống
tín ngưỡng và chính trị của người dân vùng
đồng bằng sông Cửu. Trong Lời
Tựa và trong gần nửa phần đầu của quyển
sách, tác giả không ngớt ca tụng và hănh diện về
quê hương của ḿnh. Thật
vậy, An Giang là một tỉnh được ưu
đăi. Trước hết được thiên nhiên
ưu đăi v́ bao gồm sông núi và đồng bằng cân
xứng hơn các tỉnh khác trong Nam. Sau đó
được nhà cầm quyền ưu đăi, khởi
sự từ hồi đời Chúa Nguyễn, và tiếp
theo dưới thời Pháp thuộc cũng như
đệ nhất và đệ nhị cộng ḥa, bất
cứ dưới thời nào An Giang cũng được
chăm sóc mở mang, đào kinh, đắp
đường, khuếch trương nông nghiệp, phát
triển kinh tế, chỉnh trang thị xă, biến
đổi tỉnh này thành một tỉnh giàu có với
tỉnh lỵ Long Xuyên tráng lệ vào bậc nhất
miền Tây. Về địa lư, An Giang là tỉnh
địa đầu của miền Nam, giáp ranh với Cam
Pu Chia, nhờ đó mà hứng trọn sông Cửu Long khi con
sông này đổ vào lănh thổ Việt Nam sau một hành tŕnh
dài 4200 cây số. Tại đây, sông Cửu chia thành sông
Tiền và sông Hậu, sau đó lại tách ra thành 9 nhánh hàng
năm mang 475 tỷ thước khối nước chuyên
chở 470 triệu tấn phù sa để vun bón
đồng ruộng miền Nam nuôi sống người dân
trong nước. Địa lư sông nước có
giá trị kinh tế ảnh hưởng đến nhân
văn thật vô cùng quan trọng. Ông cha ta đă sánh
hệ thống ḍng sông này như chín con rồng mà văn hóa
Việt Nam
xếp vào loại linh vật. Cũng về địa lư,
từ Long An cửa ngơ Đô Thành đến
tận Cà Mau, các tỉnh miền Tây đều là đồng
bằng đất thấp. Duy chỉ có An Giang cùng với
láng giềng Hà Tiên được ban cho những dăy núi mà
vị trí đă đóng một vai tṛ quan trọng không
những về đời sống tín ngưỡng của
người dân, mà c̣n ảnh hưởng mạnh
đến những cuộc động quân chống
giặc Pháp xâm lăng hồi cuối thế kỷ 19
cũng như trong cuộc chiến quốc cộng dai
dẳng suốt 30 năm của thế kỷ vừa qua.
Thật vậy, nói đến An giang là phải nghĩ ngay
đến Thất Sơn, đến “Năm Non Bảy Núi”,
đến Bửu Sơn, đến cái nôi của Phật
Giáo miền Nam là Bửu Sơn Kỳ Hương,
đến sự tiếp nối của Bửu Sơn
Kỳ Hương là Phật Giáo Ḥa Hảo, đến
Phật Thầy Tây An và lẽ dĩ nhiên đến Đức
Thầy Huỳnh Phú Sổ. Nói đến Thất Sơn là
phải nói đến Núi Sam với rất nhiều chùa
chiền được xây cất từ hơn trăm
năm trước như Chùa Tây An là nơi Phật Thầy
Tây An lập giáo. Núi Sam c̣n có Lăng Thoại Ngoại
Hầu để thờ phượng một đại
công thần lập quốc của triều Nguyễn, và
Miễu Bà Chúa Xứ mà ngày Vía Bà hàng năm thu hút hàng trăm
ngàn bá tánh thập phương đến cúng kiến vô cùng
trọng thể. Ngoài yếu tố hoa địa huyền
bí đă ảnh hưởng sâu đậm đến tín
ngưỡng của một số rất đông
đồng bào miền Nam, nhất là đồng bào
miền Hậu Giang, nhiều nhà khảo cổ quốc
tế và Việt Nam, sau những năm dài khai quật
khảo cứu những cổ vật t́m được
tại Núi Sập và Núi Ba Thê thuộc quận Thoại Sơn
(An Giang) trong đầu thế kỷ vừa qua, đă
kết luận đó là di tích của nền văn hóa Óc Eo
và của Vương quốc Phù Nam trải dài từ Thái
Lan đến bờ biển Trung Việt xuống tận
lănh thổ Mă Lai, cực thịnh từ đầu Công
nguyên cho đến thế kỷ thứ 7 th́ suy tàn. Do
đó, tác giả có hănh diện với vùng “Tiền Tam Giang
Hậu Thất Lĩnh” đầy linh thiêng huyền bí
của tác giả cũng không có ǵ quá đáng. Tôi
có dịp hợp tác với tác giả trong suốt 4 năm
dài đệ nhị pháp nhiệm của Quốc hội
VNCH. Thú thật tôi chưa
được biết rơ thân thế của người
bạn đồng viện của tôi. Đọc
hết quyển TTGHTL, tôi mới biết được tác
giả thuộc một gia đ́nh vô cùng mộ đạo,
và sự kiện này đă gieo một dấu ấn
đậm trong đời sống tâm linh của tác giả.
Thật vậy, tác giả tâm t́nh “Nội tôi là người
đang sống hạnh phúc ngoài xă hội như bao nhiêu
người khác, bỗng nhiên ông giác ngộ sự
đời, buông bỏ gia đ́nh, tiền bạc của
cải lên núi lập chùa Bồng Lai Tự trên đỉnh
Phụng Hoàng Sơn (hiện nay vẫn c̣n dấu tích) tu
niệm cho đến ngày viên tịch. Một trong những
người cô ruột đem cả quăng đời son
trẻ vào chốn thiền môn, theo ông tôi tu ở Bồng
Lai Tự, đă để lại một chuyện t́nh
đẹp, trong trắng, đầy thơ mộng với
bao nuối tiếc khôn nguôi”. Gần nửa phần
đầu của quyển TTGHTL, được viết
dưới dạng tiểu thuyết, mô tả toàn sự
kiện t́nh tiết có thật ngoài đời, từ quê
hương vừa đẹp, vừa quư, vừa linh thiêng
huyền bí của tác giả ở vùng hoa địa cho
đến thân thế gia đ́nh của chính tác giả mà
cái đinh của câu chuyện là Bồng Lai Tự. Hơn
nửa phần sau của quyển sách, viết dưới
dạng biên khảo và tùy bút, tŕnh bày sự h́nh thành của
Phật Giáo Ḥa Hảo, triết lư chủ trương
của Phật Giáo Ḥa Hảo về Đạo và Đời cùng
vai tṛ và ảnh hưởng của Đức Thầy trong
đời sống tín ngưỡng của tín đồ và
bổn phận công dân của tín đồ đối
với tổ quốc. Tác giả Dương Thanh Tồn
nhắc lại Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ khai sáng
Phật Giáo Ḥa Hảo hồi năm 1939 tại làng Ḥa
Hảo, Quận Tân Châu, tỉnh Châu Đốc cũ, nay
thuộc tỉnh An Giang. Tiếp nối Bửu Sơn
Kỳ Hương, PGHH chủ trương Học Phật
Tu Nhân và đặt nặng Tứ Ân Hiếu Nghĩa, liên
kết chặt chẽ Đạo và Đời, nói rộng hơn
nữa là gắn liền Đạo Pháp với Dân Tộc.
Hơn các quyển sách khác nói về PGHH, quyển TTGHTL tŕnh
bày đầy đủ tài liệu nhất, giúp độc
giả theo dơi từng bước đi của Đức
Thầy thăm viếng khắp miền Nam để
trị bệnh, thuyết pháp Phật học và Tứ Ân,
giảng dạy kinh sấm, kết nạp một triệu
tín đồ trong ṿng không đầy một năm,
chuẩn bị mọi cơ cấu chính trị và quân
sự trong tư thế sẵn sàng để tranh
đấu giành độc lập cho đất
nước. Năm 1945, đảng Cộng sản Đông
Dương do Hồ Chí Minh lănh đạo đă lợi
dụng ḷng yêu nước của nhân dân và khoảng
trống chính trị tiếp theo việc Hoàng Đế Bảo
Đại thoái vị để cướp chính quyền
từ Bắc chí Nam. Riêng tại miền Nam, Phật
Giáo Ḥa Hảo đă lớn mạnh với hàng triệu tín
đồ. Đạo lư PGHH đề cao hạnh “Tứ Ân Hiếu Nghĩa”, đặt Ân Đất
Nước đứng hàng đầu liền theo Ân
Phụ Mẫu, có nghĩa người tu hành cũng có trách
nhiệm chống xâm lăng ǵn giữ đất
nước. Do đó, tuy đang lănh đạo Mặt
Trận Quốc Gia Liên Hiệp (MTQGLH) gồm có các tôn giáo,
các đoàn thể và các nhân sĩ yêu nước kết
hợp để đánh đuổi thực dân Pháp,
Đức Thầy cũng đă chấp thuận hợp tác
với Ủy Ban Hành Chánh Kháng Chiến Nam Bộ của
Trần Văn Giàu, một cán bộ đệ tam cộng
sản do Nga Sô đào tạo. Nhưng v́ chủ nghĩa Mác
Lê chủ trương độc tài đảng trị và
tiêu diệt tôn giáo, nên Trần Văn Giàu đă tổ
chức ám hại Đức Thầy trong đêm 16 tháng 4 năm
1947 tại ngọn Rạch Đốc Vàng Hạ thuộc xă Tân
Phú (Đồng Tháp). Rất may là Đức Thầy đă cho thành
lập xong hai hệ thống chính trị là Việt Nam Dân
Chủ Xă Hội Đảng gọi tắc là Dân Xă Đảng, và
quân sự là Lực Lượng Kháng Chiến Miền Tây
để tiếp tục sứ mạng giành độc
lập và xây dựng tự do dân chủ cho đất
nước. Không riêng ǵ Đức Thầy là
nạn nhân của chính sách đàn áp tàn bạo của
cộng sản. Tác giả có cơ duyên
được nhà cách mạng lăo thành Trần Văn Ân là
Ủy viên Chính trị của Trung Ương Việt Nam Dân
Xă Đảng nói chuyện với tác giả về diễn
tiến t́nh h́nh “Nam Bộ” từ lúc Cộng sản Đông
Dương đội lốt “Việt Minh” cướp
chính quyền hồi năm 1945 nên tác giả đă dành 4
chương (24-27) để tường thuật âm mưu
thâm độc của cộng sản nhằm chia
để trị và tuần tự tiêu diệt các tôn giáo và
đoàn thể yêu nước trong Nam. Tuy cộng sản
đă có Trần Văn Giàu cầm đầu chính quyền
miền Nam nhưng
Trung Ương đảng ngoài Bắc vẫn gởi
một bộ phận gồm có Hoàng Quốc Việt và
Nguyễn B́nh vào giám sát trong Nam. Đặc biệt
Nguyễn B́nh có trách nhiệm t́m mọi cách thống
nhất các lực lượng vơ trang kháng chiến trong Nam
(lẽ dĩ nhiên bao gồm luôn cả lực lượng
vơ trang của các phe phái quốc gia như B́nh Xuyên, Cao Đài và
Ḥa Hảo) dưới quyền lănh đạo của
cộng sản. Trước sự chống đối
của các phe phái quốc gia miền Nam, lần lượt
Cộng sản giết hại thủ tiêu các nhân vật thuộc
hàng ngũ lănh đạo của các phe phái này như
Dương Văn Dương (Lănh tụ B́nh Xuyên),
Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy),
Nguyễn Văn Sâm và BS Trần Văn Tâm (Ủy viên
Ngoại Giao và Ủy viên Trung Ương Việt Nam Dân Xă
Đảng (Ḥa Hảo), Tạ Thu Thâu (Đệ Tứ), và những
nhà trí thức yêu nước khác như Hồ Văn Ngà,
Huỳnh Văn Phương, Bùi Quang Chiêu v.v... Cùng lúc,
bọn Hoàng Quốc Việt ra lệnh thẳng tay đàn áp và công khai hành quyết hàng
loạt tín đồ Phật Giáo Ḥa Hảo tại các
tỉnh miền Tây. Cũng theo
lời cụ Trần Văn Ân tường thuật
với tác giả, sở dĩ trong những năm sau 1945
cộng sản miền Nam như Trần Văn Giàu,
Nguyễn Văn Trấn v.v... đă khuynh đảo
được các đảng phái quốc gia mạnh
hơn bọn chúng bội phần, giành được
độc quyền yêu nước để rồi sau cùng
áp đặt độc tài đảng trị là v́ bọn
chúng được sự yểm trợ của một
số trí thức trong Nam nhiệt t́nh yêu nước
nhưng dốt nát chính trị và dăy đầy tham vọng
như Ung Văn Khiêm, Lưu Hữu Phước, Huỳnh
Văn Tiểng, Mai Văn Bộ v.v... Trên
đây là bài học mà tác giả rút tỉa được
để tŕnh bày với độc giả. Có lẽ
độc giả cũng đồng ư là bài học đă
quá ư rơ ràng thế mà sau khi đất nước bị
chia hai hồi 1954 vẫn có một bọn người
miền Nam
ngu muội tiếp tục giẫm lên
vết xe cũ như Nguyễn Hữu Thọ,
Trương Như Tảng, Dương Huỳnh Hoa, v.v...
và 20 năm sau, hồi 1975, lại có những nhân vật
không cộng sản khác tự xưng là thành phần
thứ ba như Dương Văn Minh, Nguyễn Văn
Huyền và Vũ Văn Mẩu mù quáng tin tưởng vào
chiêu bài phỉnh gạt “ḥa giải ḥa hợp” của
cộng sản để dâng miền Nam cho bọn chúng
“trên mâm bạc”. Chưa hết. Mặc
dù hiện nay cộng sản vẫn c̣n đang đàn áp bóc
lột trắng trợn người dân và đang biến
đất nước Việt Nam thành một trong những
nước nghèo đói nhất và lạc hậu nhất
trong tổng số gần 200 quốc gia trên thế
giới, và mặc dù những tay sai bất đắc
dĩ hồi trước đă sám hối, gào thét, chống
đối và công khai lên án cộng sản như
Trương Như Tăng, Nguyễn Hộ, Nguyễn Văn
Trấn, Trần Độ v.v... hoặc bày tỏ hối
tiếc và mỉa mai chính ḿnh như Mai Văn Bộ và
Dương Huỳnh Hoa, nhưng tiếc thay vẫn c̣n
một số người vốn dĩ là “tỵ nạn
cộng sản”, v́ đă từng nắm những
địa vị cao trong các môi trường chính trị,
văn hóa, khoa học của miền Nam trước 1975,
nay đă xoay chiều, trơ trẽn ca tụng cộng
sản và hô hào hải ngoại nên mang tài nguyên, nhân tài,
vật lực về giúp đỡ cộng sản xây
dựng đất nước. Tôi sinh trưởng tại
Cần Thơ, khi khôn lớn được hân hạnh
phục vụ đất nước suốt 10 năm
tại các tỉnh Định Tường, Long An và
Phước Tuy là những tỉnh mà 18 năm trước
Đức Thầy đă đến thuyết pháp và phát
triển lực lượng PGHH, những tỉnh mà
với cương vị lănh đạo từ quận lên
tỉnh, tôi có dịp hợp tác với tín đồ PGHH có
mặt trong hầu hết mọi ngành hành chánh và quân
sự. Trên b́nh diện quốc gia, với tư cách
Tổng Bí Thơ đảng Công Nông Việt Nam và Chủ
Tịch Hạ Nghị Viện VNCH, tôi có dịp hợp tác
chặt chẽ với các hệ PGHH nói chung trong các
chương tŕnh nâng đỡ nông dân thuộc khuynh
hướng Ḥa Hảo, và với các vị nghị sĩ và
dân biểu thuộc khuynh hướng này trong lănh vực lập
pháp.
Với tương quan và kinh nghiệm
hợp tác với PGHH trải dài suốt 18 năm trong quá
khứ (1957-1975), tôi xác nhận tác giả đă tŕnh bày
những sự kiện và biến cố trong quyển sách
một cách trung thực và vô tư, với những nhận
xét thành thật tự trong ḷng của tác giả. Quyển sách là một tài liệu quư cho các sử
gia và những ai muốn t́m hiểu về Phật Giáo Ḥa Hảo
và nói riêng về địa lư nhân văn của An Giang, quê
hương của tác giả.
Dân
Biểu Nguyễn Bá Cẩn Chủ Tịch Hạ Nghị
Viện và Thủ Tướng Chính Phủ Việt Nam
Cộng Ḥa