Song Thy
Trường Xưa Đă
Mất
Chuyến xe bao đưa tôi trở
về quê sau bao năm tháng xa nhà. . . Tôi nhớ, cũng con
đường này 20 năm trước, khi ra đi ḷng
ngậm ngùi. Tôi bỏ lại quê
hương mà tôi đă ra đời, tưởng chừng
như không c̣n ngày trở lại. Ra
đi ḷng nôn nao vui buồn lẫn lộn.
Mừng v́ sau bao năm đợi chờ tôi mới
được giấy tờ xuất cảnh và các em tôi
đợi tôi bên kia bên bờ đại
dương. Nhưng buồn v́, chuyến xe năm xưa đưa tôi rời xóm làng mà
bao năm tôi sinh sống, rời thành phố đă cưu
mang tôi, rời mái trường thân yêu, rời bè bạn cùng
lứa tuổi ô mai, rời những kỷ niệm
thuở ngày xưa c̣n bé. Con đường, cảnh
chùa, mái trường và bao nhiêu thứ nữa . . .
đă gắn chặt vào đời tôi, và tôi đă
tự hỏi là biết bao giờ tôi mới trở
lại?
Tôi
nhớ Thầy Phong, thầy Thạch, thầy Tâm, cô Nhan, cô
Hạnh, cô Nhiều và . . . thầy cô khác đă từng
dạy dổ tôi nên người khôn lớn. Tôi đành
xa các bạn Hồng Mai, Xám Muổi, T. Mai, Hoa Hạnh, Kim
Khánh, Kiều, Điệp, Tạ Tấn Lưởng. . . .
đă cùng tôi chia sẽ từng ly hột é, từng ly chè,
dưới hàng me ven sông Cổ Chiên trải dài trước
cổng trường. Những lúc trưa Hè cùng bè
bạn ngồi dưới gốc me, nghe tiếng ve
sầu rả rít, ngắm những đám hoa tím lục b́nh
lặng lờ trôi theo sóng nước, và
thấp thoáng bên kia bờ là cù lao An Thành thơ
mộng. H́nh ảnh bến bắc Mỹ Thuận,
nhức nhối bởi tiếng rao hàng, ồn ào tiếng
xe cộ, rộn ràng bước chân khách lữ hành,
ngổn ngang hàng quán với các món ăn đặc sản
hương vị đậm đà mà khách qua phà nhớ măi
trên chuyến xe đ̣ xuôi ngược Miền Tây . . .và ḍng sông Tiền Giang, quanh năm đem
nước phù sa nuôi sống dân quê tôi.
Ôi! Cảnh thanh b́nh biết bao! Những h́nh ảnh này ghi đậm trong tâm
khảm tôi, và sẽ măi măi không bao giờ phai nḥa trong kư
ức.
Đă bao lần tôi qua lại trên ḍng sông
thân yêu này mà đến hôm nay tôi mới cảm nhận
được, mới thấm thía khi nh́n lần chót h́nh
ảnh đặc thù của quê hương tôi. Và măi đến hôm nay tôi mới
cảm thấy thương từng cây chuối, từng
mái nhà dọc theo hai bên đường
khi qua khỏi bến bắc Mỹ Thuận. Tôi thấy cay cay nơi khóe mắt.
Tôi
khóc thật rồi!
Quê
hương ơi!
Bắc
Mỹ Thuận ơi!
Trường
Nguyễn Trường Tộ ơi!
Bao
giờ tôi mới trở lại!
* * *
Hôm nay, trở về sau bao năm xa cách,
sau bao tháng chờ đợi, đầu óc tôi đầy
ắp kỷ niệm.
Những h́nh ảnh năm xưa không hề
phai mờ. Những h́nh ảnh thân thương
này đă theo tôi bôn ba đến
Ngày về hôm nay, tôi không c̣n
là cô gái ngây thơ, nh́n đời toàn màu hồng. Hai mươi năm rồi c̣n
ǵ! Tôi về để t́m lại
những kỷ niệm đă đi vào quá khứ.
Tôi về để gặp lại thầy cô, bè
bạn, coi ai c̣n ai mất. Tôi về để nh́n
lại quê hương sau bao năm xa cách, và cho các con tôi luôn
nhớ ḿnh là người Việt Nam . . . và, tôi muốn t́m
lại h́nh ảnh mái trường xưa, nơi đă tích
lũy, và lưu lại bao nhiêu kỷ niệm
đẹp của thời cắp sách
Tôi ngỡ ngàng, khi đứng
trước ngôi trường ngày xưa mà bây giờ không
c̣n lưu lại một dấu vết ǵ cả. Tôi đă đến
lầm chỗ phải không? Làm sao có
thể như thế được. Tôi bị hụt hẩng. Con sông vẫn
c̣n đó, nhưng h́nh như hẹp hơn h́nh ảnh tôi có
trong đầu. Mái trường xưa
không c̣n nữa. Có phải quá khứ
bị chôn vùi từ đây. Những cây me
trước sân trường đă
bị chặt đốn tự bao giờ. Các hàng quán
quanh trường cũng theo vận
số của trường nay không c̣n dấu vết.
Con lộ thản nhiên xuyên qua ngôi trường năm
xưa, như mũi tên xuyên qua tim
của những đứa học tṛ cũ. Con
người hai mươi năm sau, thản nhiên qua
lại trên khoảnh đất đă chất chứa bao
nhiêu kỷ niệm thân thương và trân quí trong
tôi. Cuộc sống vô t́nh
quẳng đi quá khứ. Cắt
đứt sợi dây thiêng liêng đă thắt chặt bao
nhiêu tâm t́nh vào thớ đất bên dưới ḷng bàn chân
này. Các con tôi ngơ ngác khi thấy tôi như
người mất hồn. Con ơi! Làm sao Mẹ giải thích được những
xao động và thổn thức trong ḷng ḿnh.
Một ngày nào đó, khi tuổi đời chồng
chất, kỷ niệm vun cao theo thời gian, quá khứ
như sợi dây vô h́nh, như gạch nối, như ḍng
sông nối liền từng khu đất, từng xóm làng
trong ḷng các con, th́ chừng đó các con mới hiểu
nỗi những ǵ đang gặm nhấm và khoắc
khoải trong ḷng Mẹ.
Tôi
đứng đây chết lặng, như nghe từng
hồi chuông tan học trên tháp chuông của
trường. Tiếng chuông ngân vang,
như thúc giục, như nhắc nhở, như mời
gọi. Tiếng chuông êm ă mà tôi đă từng nghe
ngày xưa, nay thay vào bằng tiếng ồn ào của c̣i xe, của tiếng động cơ máy
nổ. Không khí trong lành ngày xưa nay
bị khói máy làm ô nhiểm. Bóng mát quanh
trường trên sân cỏ ngày xưa nay thay bằng nền
cement vô hồn. Tôi t́m lại "Trường Cũ
T́nh Xưa" như lời réo gọi của bản nhạc
mà tôi ưa thích ngày nào th́ "T́nh Xưa" vẫn c̣n
đó nhưng ngôi "Trường Cũ" đă mất
rồi, họa chăng chỉ c̣n lại trong kư
ức. Mọi sự thay đổi! Bến phà Mỹ Thuận ngày xưa cũng không
c̣n, thay vào đó chiếc cầu bằng bê-tông
cốt-sắt được bắt ngang qua sông Tiền.
Xe cộ tranh nhau chạy đua với
thời gian, với cuộc sống hiện đại.
Chiếc cầu này là niềm hảnh diện của ai
đó v́ tiện nghi thời đại nhưng là nỗi
buồn mất mát trong tôi v́ quá khứ đă bị chôn vùi theo từng khối bê-tông d́m sâu trong đáy
nước! C̣n đâu nữa những chuyến phà
đêm, c̣n đâu nữa những lượn sóng vàng
nhấp nhô khi chiếc phà chậm chạp đưa khách
lữ hành sang sông. Làm sao nh́n
được ánh trăng đêm, hay ánh sao lấp lánh trên
chuyến phà xuôi ngược. C̣n đâu tiếng
rao hàng lanh lảnh mời gọi khách qua phà!!!!
Quê hương tôi đă biến dạng. Sự vật thay
đổi chỉ trong vài chục năm. Tôi thẩn
thờ dẩn con đến thăm mấy người
bạn cũ. Chúng tôi gặp nhau, mừng
mừng, tủi tủi, kể lại những câu
chuyện ngày xưa. Mỗi
đứa với tôi có nhiều kỷ niệm vui buồn.
Sau đó, cả bọn kéo nhau đi thăm
người thầy cũ. Thời
gian đă làm cằn cỗi, người thầy quư
mến. Thầy xưa kia
tật nguyền, nay mắt thầy mờ, chân thầy
đă yếu lại càng yếu hơn. Đứa
bạn thân của tôi, mà xưa kia
thầy đă thầm yêu đă nhanh nhẹn đến d́u
thầy đi từng bước nhỏ. Thầy
đă nghĩ ǵ khi bàn tay dịu hiền
kia đă một thời thầy hằng mơ ấp
ủ! H́nh ảnh thân thương này,
ấm cúng làm sao khi t́nh thầy tṛ vẫn c̣n đầy
ắp, dù cho tháng ngày có làm thay đổi h́nh dáng và thể
lực con người. Thầy là
người chúng tôi kính mến, nay vẫn không người
"nâng khăn sửa túi". C̣n
đứa bạn thân của tôi, nay đă trở thành góa
bụa. Rời nhà thầy mà ḷng tôi
chùng xuống. Những khuôn mặt
ưu tư thay cho những tiếng cười. Thầy và đám học tṛ chúng tôi cùng đến
thăm vị thầy giám học cũ nay đă già nua.
Thầy giám học nh́n chúng tôi với cặp
mắt tŕu mến, ươn ướt v́ xúc cảm
của buổi gặp gở hôm nay. Thầy dang tay ôm từng đứa vào ḷng như ôm quá
khứ mà thầy hằng yêu mến. Giọng thầy
run run nhưng rơ ràng như ngày xưa giảng bài trong
lớp:
- Đây là niềm an ủi và
hạnh phúc nhất đời, khi những đứa
học tṛ ngày xưa vẫn c̣n nhớ và đến thăm
những thầy cô sau bao năm xa cách.
Thầy tṛ chúng tôi đă không ngăn
được ḍng nước mắt khi nói lời từ
giă, v́ không biết có c̣n cơ hội gặp lại nhau
nữa không?
Các bạn tôi đă tổ chức
bửa tiệc hội ngộ. Khi vào pḥng tiệc, một cái bánh
sinh nhật đặt giữa pḥng và quang cảnh
được trang hoàng cho ngày sinh nhật. Thật là một ngạc nhiên thích thú khi những
người bạn hướng về tôi hát bài "Happy
Birthday". Tôi cũng không ngờ
các bạn đă nhớ hôm nay là ngày sinh nhật của ḿnh,
và chúng tôi đă có một ngày vui trọn vẹn.
* * *
Cuộc vui nào cũng có lúc tàn. Mấy tuần lễ
về thăm quê hương như hạt muối bỏ
bể. Thấm thoát đă
đến ngày phải rời quê hương. Máy
bay rời phi đạo, phi cảng Tân Sơn Nhất
bị bỏ lại bên dưới nhỏ dần, nhỏ
dần. Phi cơ đảo một ṿng,
như vẫy chào Sài G̣n, tiếng động cơ rền
nổ như nói lên lời từ biệt. Tôi
bỏ lại sau lưng những thầy cô quư mến,
những đứa bạn thân thương và biết
chừng nào tôi mới gặp lại!
Sài G̣n ơi, sau bao năm xa cách nay Sài G̣n
đă đổi chủ thay tên. Quê hương ơi, Vĩnh Long
ơi, sau bao năm xa cách, nay tôi trở lại quê nhà
để ngậm ngùi chứng kiến cảnh vật
đổi thay. Ngôi trường
Nguyễn Trường Tộ năm xưa, nơi tôi
được học lời của thánh hiền,
để được mở mang kiến thức . . .
th́ nay đă không c̣n một vết tích. Góc me thơ mộng bên sông, tôi thường
ngồi cùng các bạn ôn bài, tán gẫu, vui đùa, nay c̣n
đâu nữa. Bến phà Mỹ
Thuận năm nào, bây giờ bị thay bằng chiếc
cầu tân kỳ. Những chiếc phà ngày xưa
xuôi ngược đưa khách sang sông giờ đây
nằm tênh hênh rĩ sét. Tôi đi t́m kỷ niệm th́ nay chỉ c̣n trong kư
ức mà thôi. Thay đổi nhiều quá rồi,
kể cả tôi từ một thiếu nữ vô tư
trở thành thiếu phụ ưu tư.
Những thầy cô ngày xưa, có những
người đă mất, những người c̣n lại
th́ sức khỏe suy dần v́ tuổi đời chồng
chất.
Thể
chất thay đổi theo thời gian.
Mái tóc có điểm sương, nhưng
t́nh bằng hữu, nghĩa thầy tṛ không hề thay
đổi. Lũ bạn của tôi, trong ánh
mắt, trong ṿng tay có hơi ấm chân
t́nh thân ái. H́nh ảnh chúng tôi lo lắng cho thầy,
từng bước đi, từng miếng ăn
trong bửa tiệc, ngồi nhắc lại những
mẫu chuyện ngày xưa của tuổi học tṛ
thật ấm áp. Ngày nay chắc thầy
không c̣n thấy rơ tôi, cô học tṛ lí lắc ngày nào, như
thầy đă thấy tôi nhại cử chỉ giảng bài
khi thầy trên bục giảng. Nhưng t́nh
nghĩa thầy tṛ vượt hẳn không gian và thời
gian để măi măi những kỷ niệm kia
không bao giờ phai nhạt.
Phi
cơ đạt cao độ b́nh phi,
Tiếng
động cơ rè rè,
Hai
đứa con đang gật gù theo
tiếng nhạc trong IPOD,
Tôi
thấy ḷng nao nao như vừa đánh mất một báu
vật, nhưng lịm dần vào giấc mơ trong đó
có những người bạn năm xưa, người
thầy cũ và mái trường Nguyễn Trường
Tộ năm nào vẫn c̣n đỏ ối với mái ngói
và tháp chuông ngân từng hồi vang vọng trong không
gian...
Song Thy